1001camamsaotruc.blogspot.com là trang tổng hợp cảm âm sáo trúc. Nơi hội tụ của các bạn cùng chung sở thích với tiêu sáo.

Hướng dẫn tự học thổi sáo cơ bản

Danh sách serie video tự học thổi sáo cơ bản - Mão Mèo
Các bạn click vào " học thổi sao p1" trên video để xem được toàn bộ series video trên Youtube nhé.


Sáo là nhạc cụ phổ biến ở Việt Nam và một số nước khác ở Châu Á, sáo được làm bằng ống trúc, tre nứa. Sáo ngang có nhiều loại căn cứ vào âm thấp nhất như: sáo Ðô, sáo Sol… dễ sử dụng thích hợp tùy theo giọng từng bản nhạc.

Hướng dẫn tự học thổi sáo cơ bản
Hướng dẫn tự học thổi sáo cơ bản.
Đối với người mới học sáo có lẽ điều quan trọng đầu tiên đó là việc đặt môi:
- Môi cần đặt chính giữa lỗ thổi, khi thổi môi hơi mím lại, vừa thổi vừa nghiêng nhẹ ống Sáo theo chiều ra ngoài. Lúc mới bắt đầu bạn cần đặt môi đúng, phải thổi được ra âm rồi mới tiếp đến là vị trí đặt tay của các nốt và cách cầm sáo chuẩn nhất ( các bạn có thể tham khảo thêm tài liệu mình để dưới cuối của bài viết này)

Các thế bấm nốt sáo 6 lỗ
Các thế bấm nốt sáo 6 lỗ.
- Lúc mới thổi tiếng sáo của bạn thường bị xì do mím môi không đúng vị trí do đó hơi thoát ra ngoài nhiều gây ra tiếng xì. Khi đã thổi kêu rồi, bạn nghiêng nhè nhẹ ống sáo vào hướng trong người cho tiếng Sáo nhỏ dần.

Mẹo nhỏ mách bạn
- Khi mới mua sáo về bạn ngâm vào nước muối khoảng 1 tiếng rồi sau đó rửa sạch với nưới lạnh. Với những bạn mới thổi, nếu thổi không ra tiếng rõ ràng các bạn hãy thử vẩy chút nước vào lòng của sáo để các lằn rạn nẻ của ống sáo được nở đều ra, khi thổi ống sáo không bị xì hơi ở các lỗ mọt và sáo sẽ phát âm dễ dàng hơn.

Sáo ngang có các kỹ thuật như : rung hơi, đánh lưỡi, vuốt hơi, nhấn hơi… các kỹ thuật bấm: ngón vuốt, ngón lướt, ngón láy...

Vuốt hơi:  
- Kỹ thuật thổi hơi làm cho cao dần lên hay thấp dần xuống, đưa ngón tay lần lượt mở từ một nốt thấp lên cao hoặc từ cao xuống thấp sẽ tạo cho người nghe một âm thanh mềm mại, lã lướt.

Láy:
- Còn gọi là luyến hơi tức là thổi một hơi liền trong khi ngón tay bấm nhiều lỗ. Luyến hơi có tác dụng làm cho nét nhạc mềm mại, nối liền nhau, không bị ngắt quãng. Láy tức là thổi phớt qua thật nhanh một âm phụ mà không bị lạt âm chính.

Láy rền:
- Láy rền là cách sử dụng ngón tay đập trên huyệt sáo nhiều lần và thật nhanh.

Rung:
- Thổi hơi từ trong cuống họng đưa ra từ mạnh đến nhẹ hoặc từ nhẹ đến mạnh, liên tục để cho âm thanh nghe như gợn sóng.

Phi lưỡi:
- Phi lưỡi là kỹ thuật giữ cao độ của nốt nhạc đó kéo dài và lưỡi của bạn cứ rung hoài ở chữ "r" kéo dài.

Ðánh lưỡi:
- Kỹ thuật đánh lưỡi trong sáo là dùng đầu lưỡi đóng mở để luồng hơi bị đứt đoạn khi ta dùng đầu lưỡi đánh thật nhẹ vào khe hở giữa hai môi. Đánh lưỡi trong sáo gồm: đánh lưỡi đơn và đánh lưỡi kép.
  • Ðánh lưỡi đơn: Nhờ đầu lưỡi chặn hơi gần lỗ thổi để tiếng Sáo dễ kêu tròn, khi đọc ta có những tiếng tương tự như có âm "t" phía trước. VD: Nốt đồ có âm tương tự như tồ.
  • Ðánh lưỡi kép: Ta dùng đầu lưỡi và đuôi lưỡi: Ðầu lưỡi là chỗ đập vào răng khi ta nói tiếng "tô" hay "tê". Đuôi lưỡi là chỗ chạm vào hàm trên khi ta nói "cô" hay "ka". Khi nói "tô cô" hay "tê ka" cần nói thật nhanh và ngắt ngay.
Trích: Thạc sĩ Võ Thanh Tùng

Link tải tài liệu tự học thổi sáo trúc: Link 1 | Link 2

Bình Luận

Back To Top